Kết cấu nhà xưởng khung thép, nhà xưởng công nghiệp tiền chế

Nhà xưởng khung thép hay còn được gọi là nhà thép tiền chế, được xây dựng dưới dạng kết cấu thép. Để thi công hoàn thiện được loại công trình dạng này, chủ thầu cần phải nắm bắt được kết cấu nhà xưởng khung thép, tiến hành theo bản vẽ kiến trúc và tuân thủ theo đúng quy trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về kết cấu nhà khung thép cũng như vai trò của nó.

kết cấu nhà khung thép

Kết cấu nhà kho khung thép có những thành phần nào?

Thi công nhà khung thép muốn hiệu quả, nhanh chóng cần phải nắm được kết cấu nhà xưởng khung thép. Kết cấu nhà thép tiền chế điển hình sẽ có các thành phần cơ bản:

-Khung chính (cột,kèo) là các cấu kiện tổ hợp tiết diện, có bề cao không đổi hoặc vát là phần không thể thiếu trong kết cấu nhà tiền chế.

-Thành phần kết cấu thứ yếu khác: xà gỗ, dầm tường, thanh chống đinh để đảm bảo kết cấu thép.

-Cuối cùng là tấm thép tạo hình bằng cán (tấm mái và tường). Đây là phần không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nhà xưởng nào.

Các thành phần nêu kết cấu chính và phụ nêu trên trước khi vận chuyển đến công trường thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp đều phải được cắt, khoan lỗ hay tạo hình từ trước. Chất lượng của kết cấu nhà xưởng công nghiệp phải luôn được cam kết đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và kiểm tra nghiêm ngặt.

thông số kỹ thuật của kết cấu nhà xưởng

Các thông số kỹ thuật của kết cấu nhà xưởng

Tiến hành thiết kế nhà kho thi công nhà xưởng tiền chế cần dựa trên các tham số cơ bản. Bao gồm:

-Chiều dài kết cấu nhà công nghiệp, là khoảng cách được tính giữa cánh ngoài của cột hồi đến cột đối diện. Chiều dài nhà công nghiệp sẽ bao gồm nhiều bước gian.

-Chiều rộng nhà tiền chế: Không phụ thuộc vào hệ thống khung chính. Chiều rộng được tính bằng khoảng cách từ bên ngoafo của xà gồ tường đến mặt ngoài của xà gồ trên tường bên đối diện.

-Chiều cao nhà kho tiền chế: Có thể có chiều cao mép mái lên tới 30m, tùy công trình theo ý muốn của doanh nghiệp.

kết cấu nhà kho tiền chế còn bao gồm bước gian ở biên: được tính là khoảng cách từ phía ngoài cột hồi tới cột khung bên trong đầu tiên.

– Độ dốc mái: kết cấu tiền chế công nghiệp không thể thiếu phần độ dốc mái. Nó được tính là phần góc mái so với đường nằm ngang. Độ dốc mái cũng có thể điều chỉnh cho phù hợp, không theo một thông số cố định.

Quy trình lắp ráp kết cấu nhà xưởng tiền chế

Quy trình lắp ráp kết cấu nhà xưởng tiền chế

Nắm vững được kết cấu tiền chế tầng thì sẽ thiết kế nhà xưởng đúng chuẩn. Tuy nhiên, công trình thành công ở mức nào, có hoạt động hiệu quả sau khi đưa vào sử dụng hay không còn nằm ở phần quy trình lắp ráp kết cấu nhà xưởng tiền chế.

Khi bắt tay vào công việc thi công xây dựng nhà kho, thì trước tiên chủ thầu xây dựng phải lên kế hoạch dự toán, thiết kế bản vẽ công trình và dự thảo sơ bộ kết cấu nhà kho. Sau khi hoàn tất dự thảo sẽ cùng với chủ doanh nghiệp thảo luận, đưa ra kết luận cuối cùng và triển khai. Và để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh thì cần trải qua các giai đoạn chính:

Bước 1: Thiết kế

Nhà kho khung thép sử dụng kết cấu kết cấu thép là chính. Kỹ sư sẽ chịu trách nhiệm lên ý tưởng, vẽ chi tiết thể hiện thông qua đồ họa hay bản vẽ trước.

Bước 2: Gia công cấu kiện

Ở giai đoạn này, kỹ sư cùng công nhân sẽ tiến hành gia công kết cấu nhà lắp ghép. Nghĩa là chuẩn bị nguyên, vật liệu cần thiết.
Bước 3: Lắp dựng tại công trình

Chuyển sản phẩm đến công trình và hoàn thiện. Lưu ý, toàn bộ kết cấu thép có thể sẽ được sản xuất đồng bộ rồi mới đưa ra công trình lắp dựng để tiết kiệm thời gian.

Tại sao chủ doanh nghiệp, chủ xưởng nên chọn kết cấu nhà thép tiền chế

Hiện nay, nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao nhiêu doanh nghiệp hay chủ xưởng thường chọn mô hình kết cấu nhà thép tiền chế thay vì xây dựng các công trình truyền thống. Rất đơn giản, bởi họ thấy được những lợi ích lớn mà nhà xưởng tiền chế mang lại. Có thể kể đến những ưu điểm vượt trội như:

-Tính bền vững: kết cấu nhà thép tiền chế có sử dụng các khung nhà thép đủ mang đến sự vững chãi, có thể đối phó được với các dạng thời tiết bất lợi: gió mạnh, mưa lớn, động đất và khó bắt cháy nên sẽ hạn chế tối đa thiệt hại trong những trường hợp không mong muốn.

-Tiết kiệm chi phí: xây dựng nhà kho khung thép tiết kiệm ít nhất là 20% chi phí so với việc thi công công trình bằng phương pháp truyền thống. Khung thép được thiết kế để giảm lực tối đa, nhờ đó tiết kiệm được thêm cả chi phí nguyên liệu.

-Lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng: kết cấu nhà công nghiệp được lắp đặt theo đúng thiết kế tiêu chuẩn. Thi công lắp ráp nhanh chóng tại công trường.

-Thân thiện với môi trường: Mô hình nhà xưởng công nghiệp rất được khuyến khích áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Là giải pháp để tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí CO2…Do trong quá trình lắp dựng không gây ra bụi, tiếng ồn làm ô nhiễm môi trường…

Trên đây là một số thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề kết cấu nhà xưởng khung thép, nhà xưởng công nghiệp tiền chế mà bạn đọc quan tâm nên tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Quang Phát để được tư vấn nhanh chóng và tận tình.

[xyz-ihs snippet=”lien-he”]