Công trình nhà xưởng là một phần quan trọng, không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp, sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và sự phát triển của công ty. Do đó, quy trình thi công nhà xưởng là vấn đề được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cực kì quan tâm và chú trọng.
Công trình nhà xưởng có vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nhà xưởng là nơi sản xuất ra các sản phẩm của công nghiệp nên đây được xem như trái tim của doanh nghiệp sản xuất. Nên lựa chọn xây loại nhà xưởng gì cho phù hợp, quy trình xây dựng nhà xưởng ra sao và nên chọn công ty chuyên xây dựng công trình nhà xưởng nào là điều được quan tâm nhất.
Một số loại công trình nhà xưởng phổ biến hiện nay
Có nhiều người không biết công trình nhà xưởng thuộc loại công trình gì? Theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, QCVN 03:2012/BXD về quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng thì nhà xưởng thuộc công trình công nghiệp. Đó là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
Nhà xưởng thuộc công trình công nghiệp
Những loại nhà xưởng khác nhau thì sẽ có mẫu thiết kế nhà xưởng khác nhau, quy trình dựng nhà xưởng hay trình tự thi công nhà xưởng cũng khác nhau. Có 3 cách phân loại nhà xưởng chính đó là:
Dựa trên vật tư thi công: có 2 loại là
- Nhà xưởng bằng xi măng cốt thép: Toàn bộ nhà xưởng từ móng, cột, dầm, đều được công ty nhận thi công nhà xưởng làm bằng bê tông cốt thép.
- Nhà xưởng bằng kèo thép: Trong quy trình xây dựng nhà xưởng, ngoại trừ phần móng công trình được làm bằng bê tông cốt thép rồi đặt bulong neo định vị thì toàn bộ cột, dầm đều bằng kèo thép.
Dựa vào chức năng:
- Nhà xưởng dùng để đặt máy móc, nguyên liệu, thành phẩm, sẽ có các khối xưởng đi kèm.
- Nhà xưởng vừa làm việc, vừa sản xuất, thì sẽ có bao gồm khối văn phòng ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng.
Dựa theo độ cao (bao gồm nóc gió)
Quy trình thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Bước 1: Trước khi tiến hành quy trình dựng nhà xưởng, dịch vụ xây dựng nhà xưởng sẽ gặp mặt đối tác để khảo sát và bàn bạc cụ thể về vị trí xây dựng nhà xưởng, nhằm đưa ra được mẫu thiết kế nhà xưởng cũng như cách làm nhà xưởng phù hợp nhất.
Trường hợp chủ đầu tư đã có hồ sơ thiết kế nhà xưởng, hồ sơ xây dựng nhà xưởng và xác định được nhà xưởng thuộc loại công trình gì thì chủ đầu tư chỉ việc tìm kiếm đơn vị nhận thi công nhà xưởng, nhận xây dựng nhà xưởng uy tín để ký hợp đồng thực hiện.
Một số mẫu nhà xưởng tiền chế đẹp
Bước 2: Thiết kế một cách khái quát nhất về cơ sở, vị trí và diện tích nhà xưởng.
Các nhà đầu tư nên yêu cầu bên nhận xây dựng nhà xưởng giải thích rõ các vấn đề liên quan như kết cấu chính, lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy, lắp đặt cửa sắt,…
Bước 3: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật một cách chi tiết nhất, trước khi bắt tay vào xây dựng nhà xưởng.
Đây là một trong những bước quan trọng nhất, làm sao có thể đảm bảo được các tham số kỹ thuật, nguyên liệu xây dựng công trình, chi tiết cấu tạo, tiêu chuẩn vận dụng cũng như các điều kiện khác để có thể thi công xây dựng nhà xưởng.
Bước 4: Thực hiện xây dựng nhà xưởng.
Bao gồm một số công việc như: đo đạc và lên phương án để làm móng xưởng, dựng khung kèo thép, xây tường, lợp mái, thi công hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, sơn tường, và cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao.
Đối với các công ty sản xuất thì nhà xưởng là nơi đầu nguồn sản xuất ra các sản phẩm sau này của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ và doanh thu mà doanh nghiệp sẽ nhận được, cũng như việc xây dựng uy tín sau này của doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng công trình nhà xưởng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trên đây là một số trình tự thi công nhà xưởng, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn!
[xyz-ihs snippet=”lien-he”]