Thiết kế xây dựng nhà kho

Ngày nay việc xây dựng nhà kho là một yếu tố bắt buộc của các doanh nghiệp đặc biệt với những công ty kinh doanh trong những lĩnh vực gia công, chế biến hoặc sản xuất. Tùy theo quy mô doanh nghiệp, điều kiện tài chính mà mỗi doanh nghiệp có giải pháp xây dựng nhà kho cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, như đã nói, nhà kho có vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty thế nên, các chủ doanh nghiệp cần có những kiến thức cũng như những thông tin cơ bản để có thể xây dựng nhà kho đúng tiêu chuẩn nhất và tiết kiệm được tối đa chi phí.

Xây dựng nhà kho

Các bước xây dựng nhà kho hoàn chỉnh

  • Lập một kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng nhà kho: đây là bước đầu tiên cần được thực hiện. Không chỉ nhà kho, mà bất cứ công trình nào cũng cần có một kế hoạch tổng thể trước khi tiến hành xây dựng.
  • Chọn một đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng uy tín có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà kho.
  • Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng nhà kho, đối với bước này bạn cần lựa chọn thật kỹ càng vì vật liệu xây dựng là yếu tố quyết định tuổi thọ của công trình. Nên mua vật liệu từ nhà cung cấp đáng tin cậy, uy tín trên thị trường vật liệu xây dựng.
  • Thiết kế bản vẽ: Bao giờ cũng vậy, bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần một thiết kế bản vẽ. Một nhà kho được xây dựng thành công hay không, phần lớn phụ thuộc vào thiết kế bản vẽ.
  • Tiến hành xây dựng công trình: khi khâu chuẩn bị hoàn tất thì giai đoạn tiếp theo là tiến hành xây dựng công trình.
  • Kiểm tra: Việc kiểm tra này sẽ được diễn ra trong suốt quá trình xây dựng. Khi công trình thi công hoàn tất, thì chủ đầu tư cần kiểm tra toàn bộ, rà soát lại lần cuối và nghiệm thu công trình.
Việc xây dựng nhà kho luôn đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau như: mẫu thiết kế nhà kho, giá xây dựng nhà kho,… Tuy nhiên tùy các yêu cầu khác nhau của mỗi chủ doanh nghiệp, khi xây dựng nhà kho cần tuân theo một quy trình chuẩn chung như sau:
  • Trước khi tiến hành xây dựng nhà kho cần thực hiện tốt khâu tiếp nhận và bảo quản vật tư.

Đây có thể xem là khâu quan trọng. Mặc dù trong quá trình giao nhận, các đơn vị mua bán vật tư luôn cung cấp đầy đủ vật tư, tuy nhiên trong một số trường hợp trong quá trình giao nhận vật tư sẽ phát sinh nhiều vấn đề như: phát sinh số lượng vật tư, chủng loại vật tư không đồng đều do thừa thiếu, không hợp lý. Trong trường hợp khác, phiếu giao hàng của nhiều đơn vị vật tư sử dụng tiếng Anh, điều này sẽ gây khó khăn cho người nhận vật tư. Thế nên, bạn cần cẩn trọng trong việc kiểm tra số lượng vật tư trong quá trình giao nhận để hạn chế những vấn đề trên diễn ra, thông tin bạn cần kiểm tra kỹ là lưu ý so sánh mã hàng trong đơn giao hàng và mã hàng dán trên vật tư. Trước khi khởi công xây dựng nhà kho thì việc tiến hành lắp đặt Bu lông là khâu quan trọng được kể đến đầu tiên trong quá trình lắp đặt nhà thép tiền chế để xây dựng nhà kho. Nhà tiền chế là giai đoạn đầu của xây dựng nhà kho, tuy nhiên hiện nay do có nhiều công ty vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm triệt để đến vấn đề này nên chưa trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt Bu lông.

Xây dựng khung nhà kho

Đây là giai đoạn tiếp theo trong quá trình xây dựng nhà kho. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào việc đầu tư các thiết bị máy đo Kinh vĩ và máy chiếu Laze để phục vụ quá trình thi công và lắp đặt Bu lông móng. Xây dựng nhà thép tiền chế là giai đoạn đầu tiên. Thông thường, dựa vào kích thước của những khu nhà xưởng hoặc nhà kho của doanh nghiệp mà bộ phận thi công công trình sẽ cho bố trí xe cẩu để thi công. Để tránh tình trạng các thanh kèo bị uốn cong ảnh hưởng đến lâu bền của công trình nên đối với những nhà kho, nhà xưởng có khổ rộng từ 30 mét trở lên thì quá trình bố trí xa phải thật sự hợp lý để lắp đặt nhà tiền chế. Đối với bất kỳ công trình nào thì nền móng và khung sườn nhà luôn là điều quan trọng nhất. Đối với nhà kho cũng vậy, một nhà xưởng hay nhà kho kiên cố luôn phải có khung sườn thép nhà tiền chế vững chắc. Và để có được sự vững chắc đó thì việc lắp đặt cột, kèo chiếm vai trò quan trọng bởi đây sẽ là yếu tố quyết định sự định hình của khu nhà kho sau này. Tùy theo mỗi công trình mà người thi công sẽ cách lắp đặt tương ứng cho phù hợp, nhưng về cơ bản, họ thường lắp cột, kèo đầu tiên rồi tiến ra hai bên đầu đàn hồi sau đó triển khai lắp đặt từ một đầu đàn nhà và phát triển vào bên trong. Khi lắp đặt xong, cột và kèo sẽ được chèn kéo thật chắc để đảm bảo chúng không bị xê dịch. Như đã nêu, vì đây là giai đoạn quan trọng nên thường được người thi công thực hiện thật tốt và kỹ lưỡng sau đó mới tiến hành đến các công đoạn khác của việc xây dựng nhà kho. Một số lưu ý cho chủ doanh nghiệp là: vì quá trình thi công lắp đặt cột kèo để làm nhà tiền chế thường phải tiến hành trên cao. Do đó, chủ doanh nghiệp cần lưu tâm về vấn đề an toàn của người thi công, nên đảm bảo luật an toàn lao động, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, dây an toàn, dây cứu sinh phù hợp với khẩu độ rộng của nhà xưởng. Cần lưu ý rằng, dây cứu sinh được lắp đặt từ hai đầu của cột kèo và được cố định chặt chẽ giữ khoảng cách 1 mét với cột kèo. Sau khi đã có khung sườn nhà kho thì việc tiếp theo đó là lắp dựng phần mái tôn. Nên nhớ, chỉ tiến hành việc này sau khi các bu lông và thanh giằng đã được đảm bảo rằng lắp đặt an toàn và chắc chắn.

Lắp đặt mái tôn cho nhà kho

Một nhà kho chuẩn cần đảm bảo được độ an toàn cao cho sản phẩm, vật liệu được bảo quản bên trong, thế nên, việc lắp đặt mái tôn cho nhà kho, nhà xưởng phải đảm bảo được thực hiện cẩn thận nhất. Đặc biệt là đối với những tấm tôn đầu tiên, vì đây là cơ sở để lắp đặt tiếp những tấm tôn lợp tiếp theo. Công đoạn lắp đặt mái nhà cần được thực hiện theo từng bước một và lưu ý rằng các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn phải luôn nằm trên một đường thẳng và tạo một góc vuông với thanh xà gồ, vì chỉ có như vậy thì đến những tấm tôn cuối cùng sẽ dễ dàng hơn và tiết được được thời gian chỉnh sửa. Cần lưu ý thêm về phần cách nhiệt dưới tôn, cũng cần thực hiện cẩn thận để phần bông cách nhiệt không bị nhăn và cách nhiệt phẳng đều. Tương tự như lắp tôn, tuy nhiên, việc lắp đặt vách ngăn không quá đòi hỏi về kỹ thuật vì không quá phức tạp vì khẩu độ vách ngăn thường không quá dài so với mái lợp tôn. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng, quá trình lắp đặt vách ngăn cần kết hợp song song với quá trình xây dựng để có sự tương khớp nhau trong các khâu lắp đặt và khâu xây dựng. Một số doanh nghiệp thường chú trọng cao việc lắp đặt vách ngăn chống cháy cách nhiệt, đây cũng là điều đáng để quan tâm vì tính an toàn của vật phẩm được lưu trữ trong kho. Một quy trình chuẩn về xây dựng nhà kho còn đòi hỏi những yêu cầu sau đây:
  • Giảm thiểu tối đa sự nhiễm bẩn cho vật tư xây dựng.
  • Đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm không khí bằng việc đơn giản hóa thiết kế, mặt bằng sao cho quá trình bảo dưỡng và vệ sinh sau này được thực hiện dễ dàng.
  • Nhà kho được bố trí thích hợp để dễ dàng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm khi cần thiết.
  • Có biện pháp bảo vệ hiệu quả, chống tác nhân dịch hại xâm phạm, khu trú.
Trong khi xây dựng nhà kho cần lưu ý đảm bảo những sự tiện nghi sau:

Hệ thống ánh sáng đầy đủ cho nhà kho

  • Nước luôn được cung cấp đầy đủ: cần phải có hệ thống cung cấp nước đầy đủ phục vụ các nhu cầu khác nhau trong quá trình xây dựng nhà kho cũng như luôn có phương tiện lưu trữ và phân phối nước. Đối với hệ thống nước uống cần được tách riêng biệt, tuyệt đối không hồi lưu vào hệ thống nước không uống được.
  • Đảm bảo hệ thống thoát nước: đây là yêu cầu cơ bản của mỗi nhà kho, nhà xưởng. Hệ thống thoát nước cần được thiết kế và bố trí hợp lý. Cần lưu ý tránh để nước thải nhiễm bẩn lẫn với nước sạch.
  • Nhà kho cần đạt một số yêu cầu nhất định về vệ sinh như: có phương tiện hỗ trợ rửa tai, nhà vệ sinh, các khu vực riêng biệt và hợp lý dành cho nhân viên để quần áo.
  • Luôn kiểm soát nhiệt độ của nhà kho.
  • Thiết kế hệ thống thông gió: mục đích của hệ thống thông gió là để giảm thiểu tối đa sự nhiễm khuẩn của không khí, đồng thời kiểm soát được các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm cho không gian nhà kho.
  • Hệ thống chiếu sáng cần được đầu tư lắp đặt.
Công ty Quang Phát tự hào vì đã làm hài lòng khách hàng trong các công trình xây dựng nhà tiền chế, nhà kho. Nếu bạn đang muốn xây dựng nhà kho mới cho công ty thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, với bất kỳ thông tin thắc mắc luôn được hỗ trợ giải đáp nhiệt tình.

CÔNG TY TNHH XÂY NHÀ XƯỞNG QUANG PHÁT

Địa chỉ: 134 Dương Văn Dương – Phường Tân Quý – Quận Tân Phú – TP.HCM

Điện Thoại: (028) 66 574 477. Hotline: 0908 100 479 (Mr Sỹ)

Email: nhaxuongquangphat@gmail.com

Các ứng dụng khác của nhà thép tiền chế: nhà ở dân dụng, nhà công trình, nhà ăn, hội chợ, showroom, nhà máy sản xuất, chế biến, nhà kho công nghiệp, nhà kho, nhà đông lạnh, nhà máy thép, nhà máy chế biến thủy hải sản (cá, tôm, mực..), nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy lắp ráp, nhà ở công trường, trại/nhà chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà chăn nuôi gia cầm, trang trại, nhà máy hữu cơ, xây dựng siêu thị, xây dựng nhà hàng, văn phòng, xây dựng trung tâm mua sắm, trung tâm triển lãm, tòa nhà đa chức năng, nhà máy điện, trạm xăng, nhà thi đấu thể dục thể thao, làm trại lính, trại cải tạo, nhà kính, trang trại, nhà máy phân bón hữu cơ, phòng trưng bày, trung tâm phân phối hàng hóa, siêu thị/đại siêu thị, nhà hàng, văn phòng, trung tâm mua sắm, tổ hợp thương mại, kho chứa máy bay, nhà chờ sân bay, sân vận động, trung tâm thể thao, trung tâm triển lãm, trạm xăng, tòa nhà đa chức năng, trung tâm vận chuyển, nhà máy điện, trường học, bệnh viện, trạm xăng, trung tâm đào tạo, trung tâm hội nghị, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), nhà thi đấu, phòng thí nghiệm, nhà thờ, nhà hát, bảo tàng, phòng thí nghiệm, mái che người đi bộ, trạm xăng, nhà để xe, mái che bể bơi…
Chúng tôi thực hiện thiết kế, thi công, lắp dựng, xây dựng nhà thép tiền chế tại các khu vực, tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây bao gồm các tỉnh: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ… Các thành phố Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang – Tháp Chàm, Phan Thiết, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Pleiku, Kon Tum, Đà Lạt, Thủ Dầu Một, Đồng Xoài, Biên Hòa, Tây Ninh, Long Xuyên, Ninh Kiều, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vị Thanh, Rạch Giá, Tân An, Mỹ Tho…